1. Chủ Đề: Bé và chim
Đề tài: Chơi với chim
Lớp : 12-18 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
-Phát triển kỹ
năng vận động, trẻ biết vận động nhún nhảy, chạy theo cô làm chim.
- Trẻ nhận biết
được hình ảnh bên ngoài của con chim.
- Trẻ biết đọc vuốt
theo cô, nói được từ chim, làm động tác mô phỏng theo cô.
- Trẻ hứng thú
nghe cô đọc thơ và chơi cùng cô.
II. Chuẩn bị:
- Tranh con chim
- Lồng chim có tiếng
kêu
- Các con chim bằng
học cụ
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Đố bé con gì?
Cô cho cháu ngồi
xung quanh cô.
Cô và bé cùng
chơi “ú.. à”.
Cô đưa tranh con
chim đang hót ra và trò chuyển cùng trẻ:
- Tranh con gì
đây?
Cô nhắc lại từ:
“chim hót” và cho trẻ lập lại theo cô.
Cô đọc thơ: Con
chim, (2 -3 lần)
Bài thơ: Chim hót
líu lo
Chào cô, chào cô
Chim kêu ríu rít
Thích thích thích
thích.
Giáo dục trẻ biết
chào cô, chào ba mẹ.
Hoạt động 2: Chim
hót
Cô cho trẻ nghe
tiếng chim hót và hỏi trẻ đoán xem đó là tiếng gì?
Cô đưa mô hìn
chim cho trẻ quan sát.
Cho một số trẻ
lên chỉ con chim và nói: con chim.
Cô đọc lại bài
thơ chim hót và cho trẻ đọc theo cô.
Hoạt động 3: Chim
mẹ chim con
Cô mở nhạc bài
chim mẹ, chim con.
Cô làm chim mẹ,
trẻ làm chim con cùng chạy theo cô và vận động theo bà hát: nhảy lên làm chim
bay cao, tay vỗ làm cánh, đưa tay lên miệng làm chim hót.
Kết thúc
2. Giáo án Nhận biết tập nói.
Đề tài: Củ cà Rốt
Lớp: Cơm nát
Mục đích yêu cầu.
Cháu nhận biết được
tên, hình dạng to – nhỏ của củ cà rốt.
Cháu trả lời được
các câu hỏi: Cái gì đây? Củ cà rốt nào to hơn? Nhỏ hơn?
Biết đọc vuốt
đuôi theo bài thơ củ cà rốt. Nói được các từ: củ cà rốt, cà rốt to, nhỏ.
Hiểu và thực hiện
được một số yêu cầu của cô.
Tích cực tham gia
các hoạt động cùng cô.
Chuẩn bị.
2 củ cà rốt thật
( củ to-củ nhỏ)
Cà rốt to nhỏ cho
từng trẻ
Bìa gắn cà rốt
to- nhỏ cho từng trẻ.
Tiến hành.
Hoạt động 1: Nhận
Biết Cà Rốt
- Chơi trò chơi: Con thỏ gật gật
- Đưa cà rốt ra và hỏi: củ gì đây? Ai
lên đây lấy củ cà rốt cho cô? ( trẻ lên tìm và lấy cà rốt)
- Con nhìn và chỉ cho cô củ cà rốt nào
to hơn ( nhỏ hơn)
- Cô mang đến cho từng trẻ cầm, sờ, nói
so sánh cà rốt to, nhỏ.
Hoạt động 2: Bé
Chơi Với Cà Rốt
- Tình huống thỏ
đến chơi.
- Bây giờ các con
sẽ tặng cà rốt cho thỏ: cô phát cho mỗi trẻ một củ to một củ nhỏ và yêu cầu trẻ
chọn cà rốt to tặng bạn thỏ to, cà rốt nhỏ tặng thỏ.
- Thỏ cảm ơn và
mơi các bé đọc thơ cùng thỏ.
- Hôm nay cô thây
các bé rất ngoan cô cho các con chơi một trò hơi nhé. Cô tặng cho mỗi bạn một
chiếc khuôn có hình củ cà rốt. các con sẽ tìm và gắn củ cà rốt vừa với khuôn
nhé.
- Trẻ thực hiện
cô quan sát và hỏi trẻ về hình dạng to nhỏ của cà rốt.
Kết thúc: cô và
trẻ cùng vân đông theo nhạc.
3. Chủ Đề: Bé và các bạn
Đề tài: Mũi bé ở đâu?
Lớp : 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Tập cho trẻ chỉ
vào từng bộ phận của khuôn mặt và gọi đúng tên từng bộ phận.
- Trẻ biết lắng
nghe và hiểu lời cô, thực hiện theo hướng dẫn của cô.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ còn
thiếu mũi, miếng giấy cắt hình tròn nhỏ làm mũi (đủ cho mỗi trẻ).
III. Hoạt động:
1. Đây là cái gì?
Cho trẻ ngồi trước
cô, cô chỉ tay vào mũi và hỏi trẻ:
Đây là cái gì?
Cho từng trẻ lập
lại: Cái mũi.
Mũi của con ở
đâu?
Trẻ chỉ tay vào
mũi.
Cô quan sát và
giúp đỡ những trẻ chưa thực hiện được.
Cô hỏi từng trẻ:
Mũi của con ở đâu.
Dạy trẻ: mũi để
thở
2.Mũi của chú hề?
Cô cho trẻ xem bức
tranh chú hề thiếu mũi.
Chỉ cho trẻ thấy
chú hề còn thiếu mũi. Mỗi trẻ lấy một bức tranh và dán thêm mũi vào mặt chú hề.
Kết thúc
4. Chủ Đề: Bé và các bạn
Đề tài: Đây là gì?
Lớp : 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ nhận
ra và chỉ đúng các bộ phận cơ thể.
- Gọi đúng tên
các bộ phận.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ trẻ 1
tuổi: mắt, mũi, miệng, tóc, tay, chân.
III. Hoạt động:
1. Nào mình cùng
vận động?
Cô và trẻ hát và
vận động theo nhạc: “lắc lư”
Mỗi câu hát cô và
trẻ vận động theo nhạc và chỉ đúng từng bộ phận trên cơ thể của câu hát.
2. Đây là gì?
Cho trẻ xem
tranh, chỉ từng bộ phận, gọi tên và khuyến khích trẻ gọi đúng tên các bộ phận.
3. Bé làm theo cô
Cô gọi: Tay bé
đâu, bé đưa tay ra.
Lần lượt như vậy
với các bộ phận khác trên cơ thể bé.
Hát múa lại: “lắc
lư…..”
Kết thúc
5. Chủ Đề: Bé và các bạn
Đề tài: Cái mũ của bé
Lớp : 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ gọi tên cái
mũ.
- Hiểu và làm
theo yêu cầu của cô.
- Bé biết được mũ
để đội che nắng, dạy trẻ biết thao tác đội mũ và tháo mũ.
II. Chuẩn bị:
- Mũ cho cô và
cho trẻ.
III. Hoạt động:
1. Đây là cái gì?
Cô lấy từ trong hộp
ra một cái mũ
Trò chuyện cùng
trẻ:
Đây là cái gì?
Cô cho từng trẻ
trả lời: “cái mũ”.
Mũ để làm gì?
Hỏi và cho từng
trẻ trả lời: “mũ để đội”.
2. Cô đội mũ như
thế nào?
Cô thực hiện thao
tác chậm đội mũ lên đầu.
Trò chuyện: Cô
làm gì? Hỏi từng bạn và cho từng bạn trả lời.
Cô gỡ mũ ra, hỏi
trẻ và cho từng trẻ trả lời xem cô làm gì?
3. Bé tập đội mũ:
Cho từng bé bắt
chước cô đội mũ.
Sửa thao tác cho
trẻ.
Tập đội mũ và
tháo mũ ra 2 lầm.
Đội mũ đi chơi.
Kết thúc
6. Chủ Đề: Bé và các bạn
Đề tài: Cái mũ của bé
Lớp : 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ gọi tên cái
mũ.
- Hiểu và làm
theo yêu cầu của cô.
- Bé biết được mũ
để đội che nắng, dạy trẻ biết thao tác đội mũ và tháo mũ.
II. Chuẩn bị:
- Mũ cho cô và
cho trẻ.
III. Hoạt động:
1. Đây là cái gì?
Cô lấy từ trong hộp
ra một cái mũ
Trò chuyện cùng
trẻ:
Đây là cái gì?
Cô cho từng trẻ
trả lời: “cái mũ”.
Mũ để làm gì?
Hỏi và cho từng
trẻ trả lời: “mũ để đội”.
2. Cô đội mũ như
thế nào?
Cô thực hiện thao
tác chậm đội mũ lên đầu.
Trò chuyện: Cô
làm gì? Hỏi từng bạn và cho từng bạn trả lời.
Cô gỡ mũ ra, hỏi
trẻ và cho từng trẻ trả lời xem cô làm gì?
3. Bé tập đội mũ:
Cho từng bé bắt
chước cô đội mũ.
Sửa thao tác cho
trẻ.
Tập đội mũ và
tháo mũ ra 2 lầm.
Đội mũ đi chơi.
Kết thúc
7. HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Đề tài: Khám phá hộp giấy
I.Mục đích yêu cầu:
Kỹ năng: Rèn kỹ
năng cầm, nắm, đặt ếp, kỹ năng đi, kéo hộp giấy
Ngôn ngữ: Tập cho
trẻ nói các từ, câu ngắn:hộp giấy, ú à, đùng đùng, gấu, xe kéo…
Giáo dục: Trẻ biết
hưởng ứng theo cô.
II.Chuẩn bị:
Túi vải to
9 hộp giấy có đục
lỗ thủng nhỏ trên các mặt (dành cho trẻ)
1 hộp giấy to hơn
(dành cho cô)
Một con gấu bằng
nhựa nhỏ
Băng, đĩa nhạc
III. Tiến trình
hoạt động của trẻ.
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: “Bé
khám phá hộp giấy”
Cô cho trẻ đi
theo cô, đi dậm chân, vỗ tay trên nền nhạc đàn.
Cô tạo tình huống
cho trẻ đẩy túi vải ra. Cô khuyến khích cho trẻ sờ, nắn và bóp, đoán xem bên
trong có gì.Sau đó cô đổ ra cho trẻ nhắt hộp giấy.
Cô cho trẻ chơi:
Khám phá hộp giấy với nhiều hình thức như ú òa, đội đầu, vác lên vai, kẹp vào
tay, đặt xuống, đẩy đi chơi, xếp làm to axe, vỗ trống, ngoáy tay vào các lỗ
tròn….
Cô lấy các con gấu
trong hộp của cô ra, yêu cầu trẻ nhặt và đặt gấu của mình qua các lỗ tròn.
Hoạt động 2: “Bé
kéo xe chở gấu đi chơi”
Cô cho trẻ lấy sợi
dây từ hộp giấy ra và cho trẻ kéo hộp giấy chở các chú gấu đi chơi.
Cô cho trẻ kéo hộp
giấy trên nền nhà và sau đó cho trẻ nâng độ khó lên, cho trẻ kéo xe trên ghế
băng. (Cao 30cm)
Trong quá trình
chơi cô nhắc nhở trẻ nhặt các chú gấu bị rớt xuống đất đặt vào xe của mình.
(Rèn trẻ kỹ năng nhặt đồ chơi)
Kết thúc:
8. HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Đề tài: Xếp cạnh nhau.
I.Mục đích yêu cầu:
Rèn luyện sự khéo
léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động mắt và tay, thích thú khi thấy sự
chuyển động của đồ vật.
Hình thành khái
niệm xếp sát cạnh.
II. Chuẩn bị:
Gỗ xếp hình
Mô hình nhà ga
III. Tổ chức hoạt
động:
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của trẻ
Ổn định tổ chức,
trò chuyện với trẻ
Nội dung trọng
tâm
Hoạt động 1: Xếp
thành đoàn tàu
Hát bài: “Lại đâu
với cô”. Vừa hát vừa kéo trẻ lại gần.
Cô giới thiệu gỗ
xếp hình, cô vừa xếp tàu hỏa cho cháu xem, và hướng dẫn trẻ xếp.
Cô cho trẻ chơi xếp
tàu hỏa ( vừa xếp vừa đọc thơ: “Con tàu”)
Con tàu
Xình xịch, xình xịch
Đầu tàu đi trước
Từng toa tiếp bước
Xếp hàng vào ga
Xình xịch, xình xịch
Hoạt động 2: Mở rộng
chủ đề
Tìm các đồ vật,
con vật để xếp cạnh nhau sau đó đặt tên cho nhóm đồ vật. Khuyến khích trẻ tự đặt
tên nhóm đồ vật: (Bộ nấu ăn, đồ dùng gia đình, sách vở…)
Cô lấy 5 gà con
và 1 gà mái mẹ xếp cạnh nhau ( đặt tên: đàn gà), gà mái mẹ nằm trên 5 quả trứng
(thành gà ấp trứng)
Lấy 4 ghế và 1 bàn (bộ bàn ghế), lấy 4 chén và
1 ấm (bộ ấm chén)
3.Trò chơi: Trò
chơi: “Xếp hình ô tô”
Luật chơi: Cho mỗi
trẻ một bộ phận của chiếc ô tô đồ chơi bằng gỗ (bánh xe, khung xe, đầu xe).
Khi cô nói tên bộ
phận nào thì trẻ nhanh chóng lên xếp các bộ phận đó sát cạnh nhau để xếp thành
mô hình ô tô.
4. Kết thúc: Cô
khen động viên trẻ
Trẻ ngồi quay quần
bên cô.
Trẻ xếp các khối
gỗ, khối xốp, nưhaj thành đoàn tàu.
Cho trẻ lấy các
con vật tự xếp cạnh nhau (trẻ chơi theo nhóm nhỏ, cá nhân)
9. Chủ đề: Ngày tết của bé
Đề tài: Đi có mang vật trên đầu
Nhóm lớp: Nhà trẻ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên
bài tập
- Trẻ biết giữ
thăng bằng đầu và cổ để không làm rơi vật
- Hứng thú tham
gia tập và chơi
II. Chuẩn bị:
- Sàn tập sạch phẳng
- Trống lắc 5 chiếc
- Khoảng cách
3,5m
III. Tiến Hành:
1.Khởi động : Cho
trẻ đi vòng tròn, kết hợp kiễng và nhón gót chân. Chạy chậm và nhanh dần , sau
đó dừng lại và tập BTPTC
2.Trọng động :
-BTPTC : Tập với
quả
- VĐCB : Đi có
mang vật trên đầu
Cô giới thiệu bài
tập và tập mẫu 2 – 3 lần
Phân tích mẫu và mời
1 – 2 trẻ lên thực hiện. Cả lớp quan sát và cô sửa sai
Cho trẻ tập , mỗi
trẻ tập 3 -4 lần
Cô tập cùng trẻ
và động viên trẻ tự tin tập
- TCVĐ : bắt bướm : Cô giới thiệu trò chơi và cùng
chơi với trẻ 2 -3 lần
3. Hồi tĩnh
: Bướm bay trong vườn hoa
10. Chủ Đề: Bé và các bạn
Đề tài: Ai nhanh ai khéo
Lớp : 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Tập thở sâu,
phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô.
- Hình thành ở trẻ
kỹ năng bò theo đường thẳng, bò trong đường hẹp, không bò ra ngoài.
- Biết đợi đến lượt
mình, không xô đẩy bạn
- Biết nghe lời
cô hướng dẫn
II. Chuẩn bị:
- Mỗi bé một quả
bóng đường kính 10 – 15 cm
- Băng keo điện
nhiều màu sắc (dán các cặp đường thẳng song song khoảng cách 40cm. - - Mỗi cặp
đường thẳng cách nhau 80cm.
- Thẻ hình áo đầm
bạn gái và áo thun cho bạn trai.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Thổi bong bóng
Cho trẻ đi vòng
quanh lớp 1 – 2 vòng, trẻ lấy bóng và đứng
thành vòng tròn để tập.
* Động tác 1: Thổi
bóng (tập 3-4 lần)
- Tư thế chuẩn bị:
Trẻ đứng thoải mái, bóng để dưới 2 chân, 2 tay chụm lại để trước miệng.
- Tập:
+ Cô nói: “ Thổi
bóng”, trẻ hít vào thật sâu, rồi thở ra từ từ, kết hợp 2 tay dang rộng ( làm
bóng tròn to).
+ Trở lại tư thế
ban đầu.
* Động tác 2: Đưa
bóng lên cao (tập 3 – 4 lần)
- Tư thế chuẩn bị:
Trẻ đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng để ngang ngực.
Tập:
+ Cô nói: đưa
bóng lên cao, trẻ cầm bóng đưa 2 tay lên cao (nhắc trẻ 2 tay cầm bóng thẳng)
+ Cô nói: Bỏ bóng
xuống, trẻ đưa 2 tay cầm bóng về tư thế ban đầu.
* Động tác 3: Cầm
bóng lên: (tập 2-3 lần)
- Tư thế chuẩn bị:
Trẻ đứng chân ngang vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
- Tập:
+ Cầm bóng lên:
Trẻ cúi xuống, 2 tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực.
+ Để bóng xuống:
Trẻ cầm bóng cúi xuống, đặt bóng xuống sàn.
* Động tác 4:
Bóng nẩy (tập 4-5 lần)
- Tư thế chuẩn bị:
trẻ đứng thoải mái, 2 tay cầm bóng.
- Tập:
+ Trẻ nhẩy bật tại
chỗ, vừa nhảy vừa nói: bóng nẩy.
Kết thúc: cho trẻ
đi nhẹ nhàng một vài vòng quanh lớp rồi chuyển qua bài tập vận động cơ bản.
Hoạt động 2: Bò
trong đường hẹp
* Bò trong đường hẹp: Cho trẻ bò trong đường hẹp
40cm, dài 3m. Cho trẻ xếp thành các hàng dọc trước vạch xuất phát của mỗi đường,
cô làm mẫu và chỉ cho trẻ đầu tiên của mỗi hàng bò từ đầu hàng đến cuối hàng.
Khi bò hết hàng, trẻ đứng lên và đi về đứng ở cuối hàng. Cho trẻ thực hiện 2-3
lần. Nhắc nhở trẻ biết đợi tới lượt mình.
Trò chơi: ai
nhanh ai khéo
Chia trẻ làm các
nhóm, mỗi nhóm trẻ xếp thành hàng dọc trước vạch xuất phát, trẻ bò hết đường
thì đứng lên, chạy đến rổ, chọn một thẻ hình và dán vào đúng ô trên bảng, thẻ
hình áo đầm dán vào ô bạn gái, thẻ hình áo thun dán vào ô bạn trai
Cuối cùng xem đội
nào dán đúng nhất.
Hoạt động 3: Hồi
tĩnh
Cô và trẻ vận động
hít thở nhẹ nhàng.
Kết thúc
11. Chủ Đề: Bé biết con vật nào?
Đề tài: Chú ếch dễ thương
Lớp : 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ cách cầm
và bắt ếch. Lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô.
- Cung cấp: Đặc
điểm, nơi sống, tiếng kêu…
- Trẻ làm quen với
những động tác của các con vật.
II. Chuẩn bị:
- Băng, đĩa nhạc
bài hát: Ếch ộp
- Ếch bằng túi
cát: đủ số trẻ
- Lá sen (bằng
bìa hoặc bitti’s
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Bé và âm nhạc
Ổn định trẻ bằng
trò chơi: “Lắng nghe đoán giỏi”
Cô giới thiệu bài
hát: “ếch ộp” cho trẻ nhắc lại tên bài hát.
Cho trẻ hát theo
nhạc, nhún nhảy và làm động tác mô phỏng theo giai điệu bài hát.
TC: Nhảy như ếch:
trẻ chống 2 tay ngang hông, nhún chân và nhảy về phía trước. Xem ai nhảy tới mức
trước.
Hoạt động 2: Ếch
nhảy lá sen
Cô trò chuyện với
trẻ về đặc điểm, nơi sống và đặc biệt những chú ếch rất thích nhảy trên lá sen.
Cô dạy cho trẻ
cách bắt ếch, cầm bằng 2 ngón tay và cầm ở phnầ thân, bụng của ếch.
Cho trẻ đi tìm và
bắt ếch, giúp ếch nhảy trên lá sen.
Cô quan sát hướng
dẫn trẻ bắt ếch và cầm đúng cách.
Hoạt động 3: Nào
ta cùng thử tài
Cô mở nhạc bài
chim mẹ, chim con.
Cô mở nhạc không
lời cho trẻ mô phỏng tạo dáng các con vật sống dưới nước như: Con cua, con cá,
con ếch.
Kết thúc
12. Chủ Đề: Bé biết con vật nào?
Đề tài: Con cua ngộ nghĩnh
Lớp : 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết
và gọi tên con cua.
- Trẻ thuộc bài
thơ và biết lmà các động tác minh họa con cua.
- Nhận biết đặc
điểm con cua, đọc đúng tên các bộ phận: cái càng, mai, yếm trắng.
- Giáo dục trẻ cẩn
thận khi lại gần con cua: bị cua kẹp rất đau.
II. Chuẩn bị:
- Tranh con cua.
- Con cua thật.
- Một số con vật
bằng nhựa.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Trò chơi đi chợ
- Cho trẻ xem
tranh con cua, trò chuyện và hỏi trẻ về con cua:
+ Tên gọi của con
cua
+ Đặc điểm: có mấy
cẳng, mấy càng, có yếm trắng, cua bò như thế nào?
- Cô đọc trẻ
nghe: bài thơ “con cua”.
- Cô đọc diễn cảm
2 lần (Cô làm động tác minh học và khuyến khích trẻ làm theo cô)
- Khuyến khích trẻ
đọc cùng cô.
- Cô cho trẻ đọc
cá nhân để giúp trẻ phát âm rõ từ ngữ, đọc theo nhóm.
Hoạt động 2: Con
cua ngộ nghĩnh
- Cô cho trẻ quan
sát con cua thật.
- Trò chuyện với
trẻ về những gì đã thấy.
+ Cua bò như thế
nào? Càng đâu? Coi chừng bị cua dùng càng kẹp.
+ Cua sống ở đâu?
Cách cầm cua để khỏi bị kẹp vào tay.
- Cô cầm cua lên
cho trẻ quan sát và cho trẻ thấy rõ càng cua, cẳng, yếm và mắt…
Hoạt động 3: Tạo
dáng con cua
- Cô và trẻ cùng
chơi với các ngón tay, làm cua bò đi chơi cùng cua mẹ, đi kiếm anh. Vừa chơi vừa
đọc bài thơ “con cua”
Kết thúc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét